Thứ Ba, 1 tháng 5, 2018

Công an, Viện kiểm sát và toà án liên kết xét xử oan sai học viên Pháp Luân Công


Một phụ nữ 48 tuổi ở thành phố Quý Dương đã bị kết án 4,5 năm tù vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, một môn tu luyện đang bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại.



Bà Trương Cúc Hồng tin vào Pháp Luân Công vì pháp môn đã mang lại cho bà niềm hy vọng vào cuộc sống. Người chồng đầu tiên của bà do uống nhầm thuốc đã tử vong, chỉ một vài năm sau khi họ kết hôn. Con trai của họ bị chết đuối lúc 12 tuổi. Bà tái hôn nhưng người chồng thứ hai cả ngày chỉ có hút thuốc, uống rượu và đánh đập bà. Sự đau khổ đã ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bà.

Đúng thời điểm cuộc sống dường như bế tắc không lối thoát, bà Trương gặp được Pháp Luân Công.  Sau khi tu luyện, không cần đến một viên thuốc mà mọi bệnh tật của bà đều đã khỏi. Bà đã lấy lại niềm tin trong cuộc sống. Không chỉ trở nên khoẻ mạnh, bà cũng làm dịu lại mối quan hệ căng thẳng với chồng. Vì vậy, bà không bao giờ dao động đức tin khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào tháng 7 năm 1999.

Việc mưu cầu sức khoẻ và hạnh phúc chính đáng của bà Trương đã khiến bà bị công an giam giữ nhiều lần. Bà bị bắt giữ lần cuối vào ngày 24 tháng 7 năm 2016, và ra toà vào ngày 13 tháng 2 năm 2018. Ngày 2 tháng 3, luật sư của bà, ông Lý Quý Sanh, nhận được thông báo rằng bà đã bị kết án. Ông đã đồng ý tiếp tục đại diện cho bà khi bà tranh đấu cho quyền tự do theo hiến pháp của mình. Ông đã giúp bà đệ đơn kháng án lên Toà án Trung cấp thành phố Quý Dương.

Công an khu Hoa Khê, Viện kiểm sát và toà án đã vi phạm mọi quy trình pháp lý khi làm việc để truy tố bà Trương bởi đức tin của bà. Gia đình bà đang đệ đơn kiện các tổ chức chịu trách nhiệm lên Uỷ ban Giám sát và Kỷ luật thành phố Quý Dương.

Công an không đưa ra được bằng chứng truy tố cáo buộc

Công tố viên Triệu Đình Tùng đã trích dẫn hai bằng chứng chống lại bà Trương. Đầu tiên là bà bị bắt vì phân phát tài liệu thông tin Pháp Luân Công.

Hai viên chức La Cát Tùng và Trần Đông Hạo đã được gọi để đối chứng. Họ cáo buộc rằng đã tìm thấy 75 tờ tài liệu Pháp Luân Công khác nhau trong người bà Trương khi bắt giữ bà vào ngày 17 tháng 4 năm 2014.

Luật sư của bà Trương yêu cầu được thấy các tài liệu tại toà, nhưng họ nói rằng đã để chúng ở đâu đó. Họ cũng không thể giải thích được tại sao lại dùng những tài liệu tịch thu của bà Trương trong lần bắt giữ trước đây vào năm 2014 mà không phải là lần bắt giữ cuối cùng vào năm 2016.

Khiếu nại hợp pháp chống lại Giang Trạch Dân trở thành bằng chứng truy tố

Bằng chứng thứ hai là đơn kiện của bà Trương chống lại Giang Trạch Dân, cựu độc tài Trung Quốc, vào ngày 22 tháng 7 năm 2015.

Luật sư của bà Trương lập luận rằng thân chủ của ông có quyền Hiến pháp để buộc Giang phải chịu trách nhiệm vì đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công mà không có cơ sở pháp lý.

Tiếp đó ông hỏi là thế nào mà công an lại có được đơn kiện, vốn được gửi đến Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao và Toà án Nhân dân Tối cao. Ông nghi ngờ rằng công an đã ngăn chặn đơn hoặc nhận đơn từ hai cơ quan trên.

Công tố viên Triệu cáo buộc rằng văn phòng chống tà giáo cấp tỉnh đã kiểm tra đơn kiện của bà Trương và xác nhận rằng chúng là các tài liệu Pháp Luân Công.

Luật sư nhấn mạnh rằng không có luật nào ở Trung Quốc cấm hay gán nhãn Pháp Luân Công là tà giáo. Ông lập luận rằng văn phòng chống tà giáo không có bất kỳ quyền hạn pháp lý nào để xác minh bằng chứng truy tố.

Mất “81 ngày giam cầm”

Ngay sau khi bị bắt giữ, bà Trương đã bị đưa đến Trại tẩy não Lạn Nê Câu, nơi bà bị giam 81 ngày trước khi bị chuyển đến trại tạm giam Số 1 thành phố Quý Dương.

Tuy nhiên, công an và Viện kiểm sát chưa từng đề cập đến 81 ngày này trong cáo trạng.

Trong phiên toà, luật sư của bà Trương hỏi rằng công an có nên thực hiện cuộc điều tra trước khi chống lại ai đó hay không hay là thực hiện theo một cách nào khác. La và Trần đã trả lời rằng nên điều tra trước.

Luật sư hỏi tại sao thân chủ của ông bị giam 81 ngày trước khi điều tra và tại sao việc giam giữ không được đề cập trong cáo trạng. Công an đã không trả lời. Luật sư nói 81 ngày giam cầm là hoàn toàn phi pháp. Chánh án Trương Đức Tài đã cảnh báo luật sư không được dùng từ “phi pháp”.

Vì 81 ngày giam cầm không có trong cáo trạng, án tù 4,5 năm của bà Trương sẽ không tính 81 ngày mà bà đã thụ án.

Các quan chức toà án cố gây áp lực để bà Trương từ bỏ luật sư

Thư ký Trương Lập (không có mối quan hệ với bà Trương) và Phó chánh án Ngũ của Toà án khu Hoa Khê đã đến trại tạm giam ba lần trong ba ngày, nhưng không thể gây được áp lực để bà Trương từ bỏ luật sư.

Trương và Ngũ xuất hiện lần đầu vào ngày 23 tháng 12 năm 2017, và nói chuyện với bà Trương trong ba giờ. Họ cảnh báo rằng việc dùng luật sư sẽ khiến mọi chuyên trở nên không hay và tốt hơn là bà tự bào chữa cho chính mình.

Bà Trương không đáp lại yêu cầu của họ. Hai người lại đến vào lúc 10 giờ sáng ngày 25 tháng 12, và lần này họ hứa sẽ quản chế và thả bà vào tháng 1 năm 2018 nếu bà đồng ý từ bỏ luật sư. Bà Trương nói rằng bà không ngại từ bỏ luật sư, nhưng bà đề nghị được tha bổng. Họ trả lời rằng họ không thể xoá bỏ mọi cáo buộc chống lại bà.

Họ quay trở lại lúc 7 giờ tối hôm đó và hỏi bà có quyết định từ bỏ luật sư không. Bà nói rằng bà quyết định giữ lại quyền được có đại diện pháp lý. Họ hăm doạ sẽ kết án bà nặng và rời đi.

Không có cuộc nói chuyện nào giữa hai người họ và bà Trương được ghi lại theo như luật quy định.

Thư ký toà nói dối về yêu cầu đại diện pháp lý của bà Trương

Ngày 19 tháng 12 năm 2017, luật sư của bà Trương, ông Lý Quý Sanh, đã nhận một bản sao cáo trạng ngày 28 tháng 11 năm 2017. Ngày 24 tháng 12, toà án thông báo với ông rằng thân chủ của ông sẽ bị xét xử vào ngày hôm sau. Theo luật, toà án nên thông báo cho bị cáo và luật sư trước ít nhất 10 ngày.

Ông Lý đã đến toà vào lúc 1 giờ chiều ngày 25 tháng 12 nhưng không có ai ở đó. Mãi đến tận 4 giờ chiều thì thư ký Trương Lập mới từ bên ngoài trở về.

Trương vẫy vẫy một tờ giấy và nói rằng đây là tờ giấy ghi lại những gì bà Trương nói với anh ta. Trương nói rằng trại tạm giam đã gọi cho mình vào ngày 22 tháng 12 để thông báo rằng bà Trương đang rất xúc động và yêu cầu gặp một nhân viên toà án. Anh ta nói mình đã đến và bà Trương nói rằng luật sư của bà đang không làm tốt công việc và bà muốn từ bỏ luật sư. Trương nói anh ta đã hứa sẽ kết án bà nhẹ hơn nếu bà thừa nhận có tội tại toà.

Ông Lý không tin Trương, vì ông biết bà Trương muốn tìm kiếm công lý cho mình bởi không có luật nào ở Trung Quốc cấm Pháp Luân Công. Ông muốn xác nhận quan điểm của bà Trương, nhưng trại tạm giam đã từ chối cho ông gặp bà hai lần vào ngày 28 tháng 12 năm 2017, và một lần nữa vào ngày 3 tháng 1 năm 2018.

Ông Lý nói với toà án rằng ông đã lên kế hoạch kiện họ vì đã vi phạm các quy trình pháp lý. Ngày 4 tháng 1, Trương Lập đã gọi cho ông và nói rằng bà Trương đã đồng ý tiếp tục thuê ông.

Ông Lý sau đó được phép gặp bà Trương và biết rằng Trương Lập và Ngũ đã cố gây áp lực để bà từ bỏ luật sư. Bà Trương cũng nói rằng Trương Lập chưa bao giờ đến trại tạm giam vào ngày 22 tháng 12 như lời anh ta nói.

Gia đình bị ép từ bỏ người bỏ người biện hộ không phải là luật sư

Bà Trương cũng có một người biện hộ không phải là luật sư, ông Chu Giám Trung là một người chú họ xa. Ông Chu cũng tu luyện Pháp Luân Công, và hiểu rằng cuộc bức hại Pháp Luân Công thiếu cơ sở pháp lý.

Ông Chu đã gặp nhiều trở ngại khi cố gắng biện hộ cho cháu ông. Ông đã gửi một giấy uỷ quyền của luật sư có chữ ký của bà Trương đến toà vào tháng 3 năm 2017. Trương Lập đã yêu cầu ông trình bày bằng chứng rằng ông không có tiền sử phạm tội. Tuy đã thực hiện theo yêu cầu trên, nhưng Ông Chu vẫn không được ký tên vào các giấy tờ cần thiết cho đến tận ngày 18 tháng 12.

Là người biện hộ, ông Chu đã xem qua trường hợp của bà Trương. Ông thấy rằng đơn kiện Giang của bà Trương bị gán nhãn là tài liệu quảng bá Pháp Luân Công. Ngày 21 tháng 12, ông đã gọi cho Trương Lập nói rằng ông đã lên kế hoạch gửi yêu cầu bãi bỏ bằng chứng cáo buộc đối với đơn kiện của bà Trương.

Hôm sau ông đến toà nhưng không tìm thấy Trương Lập. Mãi đến tận ngày 22 tháng 1 năm 2018, ông mới thấy Trương Lập và trợ lý của anh ta tại cuộc họp trước phiên toà. Họ nói rằng ông không còn được phép biện hộ cho cháu ông nữa. Khi ông yêu cầu gặp chánh án Ngũ, Trương nói rằng việc đó là không cần thiết nữa.

Khi hai nhân viên toà án đang đe doạ bà Trương tại trại tạm giam vào ngày 25 tháng 12, cháu trai của bà đã bị một người của Uỷ ban khu phố cảnh báo rằng không nên để ông Chu biện hộ cho dì của anh. Người đó nói rằng ông Chu là họ hàng xa và tốt hơn hết là không dùng đến ông.

Bị hăm doạ, cháu trai và những người khác trong gia đình bà Trương đã viết đơn lên toà vào ngày 27 tháng 12 để từ bỏ vai trò biện hộ của ông Chu.

Từ khóa: Phap Luan Cong